Tiết lộ cách vệ sinh phụ nữ hằng ngày đề phòng viêm nhiễm

Vệ sinh phụ nữ hằng ngày đúng cách giúp các chị em phụ nữ tránh khỏi những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa và duy trì sức khỏe sinh sản lành mạnh.

 

Cách vệ sinh phụ nữ hằng ngày thế nào cho chuẩn?

Từ trước đến giờ không ít chị em vẫn còn khá mơ hồ về vấn đề vệ sinh vùng kín. Nhiều người chỉ hiểu đơn giản đó là rửa “cô bé” với nước. Có người còn dùng cả sữa tắm, dầu gội để rửa vùng kín mà không hề biết rằng nếu sử dụng sai có thể làm thay đổi độ cân bằng pH ở môi trường âm đạo. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của những vi khuẩn gây hại.

Ngày thường:

Cách vệ sinh phụ nữ hằng ngày diễn ra khá đơn giản. Bạn chỉ cần rửa vùng kín với nước sạch nhẹ nhàng mỗi lần tắm là được.

Dùng vòi hoa sen hoặc gáo múc nhưng không phun thẳng vào âm đạo hay xối rửa mạnh.

Sau mỗi lần đại tiện hay tiểu tiện cần lau bằng khăn giấy mềm loại không mùi thơm, 100% bột giấy nguyên chất để đảm bảo không bị kích ứng. Lau từ trước ra sau để đảm bảo cho vi khuẩn không lan từ hậu môn đến vùng trước gây viêm âm đạo. Do bộ phận sinh dục của phụ nữ là nơi có nhiều nếp gấp, khe kẽ, âm đạo lại nằm giữa niệu đạo và hậu môn nên mỗi lần đi tiểu tiện không vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi trùng cư trú, gây viêm nhiễm.

Ngày “đèn đỏ”

Những ngày có kinh nguyệt vùng kín đặc biệt nhạy cảm hơn, nó cũng có mùi hôi khiến cho nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn có thể phát triển mạnh hơn. Đừng tiết kiệm băng vệ sinh, tốt nhất là thay cái mới từ 3 -4h đồng hồ. Những lần thay băng vệ sinh cũng nên rửa vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ luôn để đảm bảo cho “cô bé” thoáng sạch, giảm mùi hôi và nguy cơ nấm ngứa.

Mỗi một bộ phận trên cơ thể chúng ta dù là nhỏ nhất nhưng nó vẫn giữ một vai trò nhất định cho sức khỏe và phần ” rừng rậm” cũng thế. Lớp lông ở vùng kín có vai trò bảo vệ và giảm khả năng trầy xước trong các hoạt động thường ngày: cọ sát với quần áo, chạy nhảy,ngồi trên yên xe…Vì thế, nếu chúng ta dọn sạch cỏ vùng kín thì lớp da mỏng manh này sẽ dễ bị tổn thương hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn muốn làm sạch vùng ” rừng rậm: để có được cảm giác tự tin và gợi cảm mỗi khi diện đồ bơi hay để dễ dàng hơn mỗi khi vệ sinh vùng kín hằng ngày. Điều này không hề sai, thế nhưng bạn cũng cần ghi nhớ một vài điều dưới đây:

  • Thứ nhất: Không dọn sạch hoàn toàn vùng rừng rậm mà chỉ nên cắt tỉa chúng gọn gàng và ngắn hơn là được.
  • Thứ hai:  Không nên sử dụng kem hoặc thuốc bôi làm rụng lông vì chúng chứa hóa chất độc hại có thể làm “chỗ ấy” bị kích ứng.
  • Thứ ba: Sử dụng kéo cắt lông từng nhúm nhỏ thay vì dùng dao cạo, thực hiện thật nhẹ nhàng tránh tác động lực quá mạnh.

Sau khi ” yêu”

Sau mỗi cuộc yêu, chỗ ấy thường bị tác động và cọ sát mạnh nên dễ tổn thương hơn vì thế bạn cần rửa thật nhẹ nhàng, không cào gãi, không cố làm sạch bên trong bằng cách thụt rửa sâu. Chú ý, không nên vôi vàng rửa vùng kín ngay mà hãy chờ khoảng 30 phút sau rồi thực hiện để tránh nguy cơ vi khuẩn thâm nhập vào gây viêm nhiễm ngược tại âm đạo.

Sau khi sinh

Sau mỗi lần “vượt cạn” nhất là những mẹ sinh thường thì vùng kín bị tổn thương không ít vì thế cần chăm sóc cẩn thận để tránh viêm nhiễm về sau cũng như “cửa mình” được nhanh chóng hồi phục lấy lại kích thước như ban đầu.

Sau khi sinh, thì sản dịch tiết ra khá nhiều nên chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi ngày 3 -4 lần, điều này có thể diễn ra khoảng nửa tháng thì hết. Nếu quá trình kéo dài hơn và sản dịch có màu đỏ hoặc ra rất ít thì nên báo lại cho chuyên gia sản khoa vì đây là những dấu hiệu bất thường.

Về cách rửa vùng kín, nên rửa bằng nước ấm nhẹ nhàng, nếu có vết khâu tầng sinh môn thì cũng nên rửa bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp được chuyên gia sản khoa chỉ định. Sau khi rửa xong thì thấm khô với khăn sạch. Tuyệt đối tránh làm khô thoáng vùng kín bằng việc thoa rắc phấn rôm lúc vừa mới tắm xong.

Vì theo ý kiến của tiến sĩ Ahmed Ismail, một chuyên gia phụ khoa tại London cho biết phụ nữ vẫn không nên sử dụng phấn rôm để vệ sinh vùng kín. Lý do không phải là loại bột này sẽ gây ung thư mà là làm như vậy có thể gây nhiễm trùng vùng chậu hoặc nhiễm trùng âm đạo, dẫn đến vô sinh hoặc các cơn đau mãn tính.

Một vài mẹ trải qua giai đoạn này vẫn có nhiều khí hư và ngứa, nhiều người thường áp dụng mẹo dân gian như rửa với nước muối hay lá trà xanh. Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ nên rửa ngoài không ngâm mình trong chậu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0977.761.748
Chat Facebook
Gọi điện ngay